Những trục trặc dễ gặp trong kỳ “đèn đỏ”

Kinh nguyệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Phổ biến và có thể dự liệu được là các triệu chứng nhẹ, nhưng nếu có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bất thường bạn cần được khám và điều trị để ngăn ngừa triệu chứng đó quay trở lại.

 

Các triệu chứng cần lưu ý

Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc bất thường trong kỳ kinh có thể cho thấy sự mất cân bằng hormon hoặc một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Nếu bạn có bất kỳ 1 hoặc nhiều trong số các triệu chứng dưới đây nên nói chuyện với bác sĩ.

 

Chảy nhiều máu: Chảy nhiều máu hoặc chảy máu kéo dài trong kỳ kinh nguyệt được gọi là rong kinh. máu nhiều có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng hormon hoặc tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tử cung. Tình trạng này được xác định khi: Kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày. Chảy máu nhiều khiến phải thay băng vệ sinh trong vòng 2 giờ, cũng như phải thay băng vệ sinh trong đêm. Máu kinh có cục máu đông lớn.

 

Căng tức nhũ hoa nghiêm trọng: thể có cảm giác căng ngực nhẹ trong kỳ kinh nguyệt là rất bình thường.Tuy nhiên, nếu căng tức vú nghiêm trọng, căng đau vú xảy ra cả vào các thời điểm khác chu kỳ kinh nguyệt, đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như có khối u ở vú hoặc những thay đổi ở núm vú hoặc da vú..., bạn cần đi khám ngay.

 

Tiêu chảy: Một số phụ nữ bị đau bụng hoặc tiêu chảy trước, sau hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Điều này được giải thích là do sự giải phóng prostaglandin từ tử cung, có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và choáng váng. Nhưng không nên chủ quan khi tiêu chảy nghiêm trọng hoặc có thêm một hay vài triệu chứng bất thường khác trong thời kỳ này.

 

“đèn đỏ”Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây những triệu chứng bất thường trong kỳ kinh.

 

Máu cục lớn và nhiều: Vào những ngày lượng kinh ra nhiều có thể có hiện tượng máu cục. Nếu bạn nhận thấy cục máu đông lớn hơn hoặc nhiều hơn bình thường, có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung. Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị trễ kinh (nghi ngờ có thai) mà ra máu cục, điều này có thể là dấu hiệu của việc sẩy thai. Nếu điều này xảy ra, điều đầu tiên cần làm là phải đi khám ngay.

 

Máu kinh bất thường: Với mỗi người phụ nữ, quy luật bình thường của một kỳ kinh có thể khác nhau, thay đổi từ khi bắt đầu đến cuối kỳ, ví dụ bắt đầu với lượng kinh nhiều hơn, sau đó sẽ nhẹ dần về cuối kỳ. Nếu bạn cảm thấy máu kinh bất thường so với quy luật của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ.

 

Đau bụng kinh dữ dội: Co thắt tử cung có thể gây ra những cơn đau bụng kinh. Tử cung co thắt quá mức hoặc bất thường có thể khiến đau bụng kinh dữ dội và là dấu hiệu chỉ điểm một số tình trạng bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung, u xơ tử cung...

 

Thay đổi tâm trạng quá mức: Thời điểm sau khi rụng trứng và trước khi bắt đầu kỳ kinh, một số phụ nữ gặp phải các triệu chứng thể chất và cảm xúc (hội chứng tiền kinh nguyệt -PMS). Những thay đổi về mức hormon estrogen và progesterone trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra tâm trạng thấp. Tuy nhiên, nếu những này nghiêm trọng đến mức cản trở người phụ nữ trong các hoạt động hàng ngày lại là dấu hiệu của chứng rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt. Đối với những người gặp vấn đề này cần được điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống.

 

Đau nửa đầu: Thống kê cho thấy cứ 10 người phụ nữ thì có 4 người từng bị đau nửa đầu vào một thời điểm nào đó và khoảng một nửa số trường hợp là xảy ra trong khoảng thời gian “đèn đỏ”. Nguyên nhân có liên quan tới sự thay đổi nồng độ hormon do chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não. Bất cứ ai bị chứng đau nửa đầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể kiểm soát các triệu chứng và giúp ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu.

 

Cách xử trí và phòng ngừa

Các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nhẹ của thời kỳ kinh nguyệt: Sử dụng túi sưởi hoặc ngâm thư giãn trong bồn nước ấm để giúp giảm co thắt; Tập yoga, tập thể dục thường xuyên; châm cứu; Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen; Duy trì cân nặng hợp lý; Thực hành các biện pháp để giảm stress; Có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng; Tránh caffeine, ăn ít muối và đường 2 tuần trước khi có kinh; Đảm bảo giấc ngủ chất lượng 8 giờ mỗi đêm; Không hút thuốc và tránh khói thuốc.

BS. Nguyễn Thị Lý

TAGS :

Kinh nguyệt, Đèn đỏ,
Đăng ký tư vấn - nhận tin tức khuyến mại

Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng

NHÀ THUỐC VIETCARE84

Số lượng:

icon-cart0 Giỏ hàng có sản phẩm

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền giỏ hàng: