Các thời điểm uống thuốc tốt nhất bạn nên ghi nhớ

1. Thời điểm uống thuốc quan trọng thế nào?

Một viên thuốc khi đi vào cơ thể cần trải qua 4 giai đoạn chính là hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ.

Uống thuốc đúng thời điểm để thuốc hiệu quả nhất và hạn chế tác dụng phụ. Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là khi đưa vào cơ thể đúng thời điểm thích hợp với nhịp điệu sinh học. Tùy từng bệnh lý, việc sử dụng thuốc theo nhịp sinh học sẽ khác nhau, mỗi loại thuốc lại có thời điểm uống khác nhau.

Thời điểm uống thuốc quyết định hiệu quả của thuốc - Ảnh 1.Mỗi loại thuốc cần uống đúng thời điểm để phát huy hiệu quả.

 

2. Các thời điểm uống thuốc tốt nhất

2.1 Thuốc nên dùng buổi tối

Một số bệnh cần dùng thuốc vào buổi tối mới mang lại hiệu quả tối đa:

 

- Thuốc dự phòng hen phế quản: Triệu chứng co thắt phế quản, nghẹt đường thở xảy ra vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Do đó, bệnh nhân cần uống thuốc vào buổi tối để thuốc đạt được nồng độ đỉnh vào sáng hôm sau khi phế quản đang co lại. Dùng thuốc hen suyễn buổi tối cũng giúp bệnh nhân ngủ ngon.

- Thuốc điều trị huyết áp, dự phòng nhồi máu cơ tim: Các cơn nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp thường xảy ra vào buổi sáng, sau khi vừa thức dậy. Điều này là do quá trình tăng áp lực mao mạch, tăng kết tập tiểu cầu và giảm hoạt động tiêu sợi huyết thường diễn ra vào ban ngày, chậm lại vào ban đêm.

Do đó nên dùng các thuốc dự phòng đột quỵ, thuốc điều trị tăng huyết áp vào buổi tối, để thuốc đạt nồng độ đỉnh vào buổi sáng.

- Thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp dạng thấp thường khiến bệnh nhân hay bị đau nhức vào buổi sáng. Do đó để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu đạt mức cao nhất khi cơn đau cũng ở ngưỡng cao, nên dùng thuốc vào buổi tối sau bữa ăn.

Còn các bệnh viêm khớp thông thường khác, mặc dù cùng điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticoid, nhưng bệnh thường gây đau cho bệnh nhân vào buổi đêm nhiều hơn, do đó cần uống thuốc sau bữa ăn trưa.

- Thuốc điều trị tăng mỡ máu: Do cholesterol được sản sinh trong gan nhiều nhất vào thời điểm giữa khuya, nên bệnh nhân có cholesterol máu cao, sử dụng thuốc statin sau bữa tối sẽ giúp giảm LDL-C hiệu quả hơn.

- Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng: Các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi là biểu hiện dị ứng khó chịu nhất, thường cần sử dụng thuốc kháng histamin. Dùng thuốc kháng histamin vào buổi sáng sẽ không hiệu quả như sử dụng cùng một lượng thuốc vào buổi chiều. Hơn nữa, kháng histamin có thể có tác dụng phụ gây buồn ngủ, do đó nên uống thuốc vào buổi tối sẽ tốt hơn.

- Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Khi uống thuốc không nên nằm ngay mà cần ngồi tối thiểu 5 phút để thuốc có thời gian xuống dạ dày, phát huy tác dụng tốt hơn.

 

2.2 Thuốc nên uống vào buổi sáng

- Bổ sung sắt: Uống viên bổ sung chất sắt vào buổi sáng, khi bụng đói là tốt nhất. Nên uống kèm theo với vitamin C để đạt hiệu quả tối đa việc hấp thu sắt. Có thể uống cùng viên sắt với nước cam hoặc nước chanh. Sau đó để tránh cảm giác khó chịu, nôn nao nên ăn nhẹ ngay trước khi ăn chính.

Lưu ý, không uống viên sắt cùng lúc với các chất giàu canxi (sữa, các chế phẩm về sữa), vitamin tổng hợp, kháng sinh, thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp… Nếu bệnh nhân cần uống các thuốc này vào buổi sáng, nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ.

- Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp: Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp hoạt động tốt nhất khi uống lúc bụng đói vào buổi sáng. Nên đặt lịch hẹn để uống thuốc đúng giờ.

- Thuốc lợi tiểu: Uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để cơ thể đi tiểu nhiều vào ban ngày, hạn chế đi tiểu ban đêm, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ bị gián đoạn.

Ngoài ra, các thuốc kích thích thần kinh trung ương nên uống vào buổi sáng để tránh thần kinh bị kích thích vào ban đêm, gây khó ngủ.

 

2.3 Thuốc nên uống khi ăn no
Các thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid có tác dụng phụ gây viêm loét đường tiêu hóa, do đó nên uống vào lúc no.

Một số kháng sinh như doxycyclin, thuốc kháng nấm griseofulvin cũng nên uống cùng bữa ăn để phát huy tác dụng và hạn chế tác dụng phụ.

Một số vitamin tan trong dầu như vitamin D, E, A… nên uống cùng bữa ăn có dầu, mỡ để giúp hấp thu vitamin tốt hơn.

Các thuốc hướng thần như diazepam, thuốc điều trị Parkinson levodopa, thuốc kháng histamin… nếu uống lúc đói sẽ khiến cơ thể hấp thu quá nhanh làm nồng độ thuốc trong máu cao đột ngột ở một thời điểm, có thể gây tác dụng phụ cao hơn. Do vậy cần uống thuốc lúc no.

Các men tiêu hóa nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp việc hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.

Thời điểm uống thuốc quyết định hiệu quả của thuốc - Ảnh 3.Nên hẹn giờ uống thuốc đúng thời điểm để không bị quên thuốc.

2.4. Thuốc nên uống lúc đói

Các kháng sinh như ampicillin, erythromycin… cần được đưa xuống ruột non ngay để tránh môi trường acid dạ dày làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó nên uống thuốc cách xa bữa ăn.

Aspirin pH8 là thuốc bao tan trong ruột, cũng bị giảm hấp thụ bởi thức ăn, do vậy nên uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn ít nhất 2 giờ.

Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng cần uống trước bữa ăn ít nhất 30 phút.

Thuốc kháng histamine, hormone tuyến giáp cần uống khi đói vì thuốc được hấp thu tốt nhất lúc này.

Dược sỹ tư vấn: 0962 48 84 84

 

Tham khảo thêm:

DẤU HIỆU SUY GIẢM NỘI TIẾT TỐ NỮ

 

TAGS :

Thời điểm uống thuốc, Uống thuốc vào thời điểm nào,
Đăng ký tư vấn - nhận tin tức khuyến mại

Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng

NHÀ THUỐC VIETCARE84

Số lượng:

icon-cart0 Giỏ hàng có sản phẩm

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền giỏ hàng: