Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Theo Zing.vn - Ung thư cổ tử cung là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô cổ tử cung. Đây là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ đứng thứ hai sau ung thư vú.
Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 100.000 người được chẩn đoán ung thư cổ tử cung và cũng con số đó tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh có liên quan chặt chẽ đến nhiễm HPV (human papilloma virus). Đây là bệnh có diễn biến lâm sàng thầm lặng, thường biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn khá muộn, tỉ lệ tử vong cao.
Tuy nhiên bệnh có thể phát hiện sớm nhờ biện pháp sàng lọc, và điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Bài viết dưới đây giới thiệu về biện pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng như dự phòng ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Ảnh minh họa.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam đang tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung – âm đạo. Mục đích của phương pháp này chính là nghiêm cứu các tế bào vùng cổ tử cung để phát hiện các biến đổi về mặt hình thái và cấu trúc – những biến đổi có thể tiên triển thành ung thư cổ tư cung hay còn gọi là biến đổi tiền ung thư. Từ đó đưa ra được các biện pháp điều trị bệnh sớm làm ngừng sự tiến triển của bệnh thành ung thư.
Biện pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung – âm đạo phổ biến nhất đồng thời được tiến hành ở nhiều cơ sở y tế là xét nghiệm PAP Smear. Tuy nhiên biện pháp này có nhiều hạn chế như tỉ lệ bỏ sót tổn thương còn cao, chỉ quan sát được biến đổi về mặt tế bào, không đánh giá được tình trạng nhiễm HPV đi kèm – một bệnh nguyên của ung thư cổ tử cung.
Do những hạn chế trên, thay vì Pap Smear, trên thế giới và ở Việt Nam đang dần dần sử dụng xét nghiệm ThinPrep. Nguyên lý chung là mẫu bệnh phẩm lấy được không phết trực tiếp lên lam kính mà sẽ được bảo quản trong một dung dịch đặc biệt sau đó sẽ được phân tích tự động bằng máy, đồng thời cho phép xác định sự có mặt cũng như định typ HPV có mặt ở vùng cổ tử cung của bệnh nhân. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, kết quả chính xác lên tới 80-90%.
Những đối tượng nào nên đi khám và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung – âm đạo?
Những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 và đã có quan hệ tình dục nên được làm làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung – âm đạo như một phần của khám sức khỏa định kỳ.
Nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung và âm đạo thường xuyên như thế nào?
Tùy thuộc vào tuổi và tiền sử bệnh, bác sĩ sản khỏa sẽ cho bạn thời gian khám phù hợp nhất. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ có thể khám theo hướng dẫn sau (theo guideline của American Society for Colposcopy and Cervical Pathology):
- Phụ nữ tuổi từ 21 đến 29 đến làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần.
- Phụ nữ tuổi từ 30 đến 64 nến làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm về nhiễm virut human papilloma (HPV) đồng thời 5 năm/lần hoặc chỉ làm xét nghiệm Pap đơn thuần 3 năm/lần.
- Phụ nữ trên 65 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian ngừng làm tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Một số đối tượng cần tiến hành làm xét nghiệm Pap thường xuyên hơn như người bị suy giảm miễn dịch (dùng corticoid kéo dài, ghép tạng, người đạng điều trị hóa chất, người nhiễm HIV), những người có kết quả xét nghiệm Pap bất thường hoặc đã điều trị ung thư cổ tử cung trước đó.
Dự phòng ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm phòng HPV
HPV là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung vì vậy tiêm phòng HPV là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ung thư cổ tử cung.
Theo tổ chức CDC của MỸ, trẻ em trong độ tuổi 11 đếu 12 nên được tiêm phòng HPV. Cần chú ý là HPV ngoài gây ung thư cổ tử cung có thể gây ung thư miệng, họng và tinh hoàn cũng như bệnh sùi mào gà ở nam vì vậy nên tiêm cả trẻ nam lẫn nữ. Phụ nữ nếu chưa tiêm HPV ở độ tuổi này có thể tiêm bổ sung trước 27 tuổi, nam giới có thể tiêm bổ sung cho đến trước 22 tuổi.
Tiêm phòng HPV gồm 3 mũi, mũi đầu và mũi thứ hai cách nhau 1-2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh
Số lượng: