Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh - rất nguy hiểm đến tính mạng
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Dịch tễ học Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 5% dân số thế giới có biểu hiện bệnh lý trầm cảm. Qua nghiên cứu của WHO, đến năm 2020 ở những nước đang phát triển, trầm cảm sẽ trở thành một trong các nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn hoạt năng; ở phụ nữ mãn kinh có thể gây tai nạn hoặc tự sát.
Trầm cảm là trạng thái bệnh lý rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng giảm khí sắc, buồn rầu, giảm thích thú, thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, cảm giác không xứng đáng, hay sám hối, tự ti, bi quan, kèm theo một số triệu chứng cơ thể khác.
Trầm cảm là một bệnh lý cần được chăm sóc đặc biệt.
- Trầm cảm làm cho người phụ nữ không thể đáp ứng được tất cả những bổn phận, trách nhiệm, tình cảm trong gia đình và ngoài xã hội mà người thân chờ đợi.
- Trầm cảm gây ra nhiều tổn hại cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu của 2/3 các trường hợp tự sát, là một trong các nguyên nhân của các tai nạn ở nơi làm việc và trên đường phố.
- Trầm cảm thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nếu không được điều trị.
Đặc biệt với phụ nữ mãn kinh cần được quan tâm chăm sóc vì tuổi mãn kinh trung bình không đổi (khoảng 50 tuổi) nhưng tuổi thọ của con người ngày một tăng lên. Trong gia đoạn này, người phụ nữ có nhiều thay đổi về cơ thể, tâm lý, hành vi, cảm xúc. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu thì trầm cảm ở người cao tuổi cao hơn so với tuổi trẻ và tỷ lệ tự sát cũng cao hơn.
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh có những biểu hiện gì?
Mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ do sự giảm hoạt động của buồng trứng. Giai đoạn 40 – 45 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần và không đều, đó là giai đoạn tiền mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Phụ nữ sẽ được chẩn đoán là mãn kinh sau khi tình trạng hết kinh kéo dài 2 năm trở lên. Trong nhiều thế kỷ qua, người ta đã nhận thấy giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ trầm trọng của trầm cảm.
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh vừa mang đặc điểm của trầm cảm nói chung, song cũng có những đặc trưng riêng biệt cả về tỷ lệ và bệnh cảnh lâm sàng.
Đặc điểm chung của trầm cảm
- Cảm giác buồn rầu, ủ rũ hoặc bực bội, khó chịu.
- Mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí.
- Cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải.
- Khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin.
- Giảm sút lòng tự tin.
- Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc buộc tội.
- Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, không bằng lòng với cuộc sống.
- Có ý nghĩ hoặc hành vi muốn chết hoặc tự gây thương tích cho bản thân.
- Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều).
- Ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều.
- Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng sút cân (giảm 50% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần), giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác.
Tình trạng trên kéo dài ít nhất 2 tuần.
Khi người bệnh có 5 trong 10 biểu hiện trên cần đưa đến bác sĩ thăm khám và điều trị.
Tiến triển của trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến căn nguyên tâm lý phối hợp với sự thay đổi nội tiết thường xảy ra trong những năm đầu của thời kỳ mãn kinh.
Nếu phát hiện sớm và được điều trị tâm lý, nội tiết, thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, có thể phục hồi hoàn toàn và thích nghi dần ở những năm sau.
Tại sao phải điều trị bệnh trầm cảm?
- Vì trầm cảm nặng có thể dẫn đến chết do tự sát hoặc suy kiệt.
- Trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng sống không chỉ của bệnh nhân mà cả gia đình.
Những lưu ý về trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và cách điều trị
Ngoài các đặc điểm chung của trầm cảm như đã mô tả ở trên, trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh còn có những nét riêng biệt:
- Cơn bốc hỏa (nóng bừng bên mặt) do rối loạn vận mạch.
- Cảm giác bất an, lo lắng, căng thẳng.
- Các rối loạn thần kinh thực vật: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, các triệu chứng về tiết niệu như đi tiểu nhiều lần trong đêm, các triệu chứng về thần kinh, cơ…
- Đau nhiều loại: đau cột sống, đau bả vai, gáy, đau các khớp đầu gối, khớp cổ chân, cổ tay, nhức mỏi cơ thể, chuột rút, đau đầu, chóng mặt, đau nửa đầu kèm theo buồn nôn…
- Các rối loạn về tim mạch: huyết áp thường không ổn định, mạch thường hay giao động, đau tức ngực…
- Các triệu chứng loạn thần: hoang tưởng bị thiệt hại, bị truy hại, nghi bệnh, hoang tưởng ghen tuông…
Điều trị trầm cảm
Có nhiều cách để điều trị trầm cảm, bao gồm uống thuốc, bổ sung cân bằng nội tiết tố từ thảo dược và thay đổi chế độ sinh hoạt cho phù hợp.
- Cần được tư vấn về tâm lý.
- Cần được điều trị sớm, cần đến các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần để điều trị và tư vấn kịp thời, hợp lý.
- Bổ sung cân bằng nội tiết tố giúp phòng ngừa và cân bằng các triệu chứng mãn kinh từ xa.
***
Viên uống Tiền Mãn Kinh Hyper Evening Primrose Oil hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Nguyên lý là các hoạt chất có trong Dầu hoa Anh Thảo (Evening Primrose Oil) , hoạt chất chính của sản phẩm, sẽ giúp cơ thể giảm sản xuất ra prostaglandin – nguyên nhân làm làm cho bệnh trầm cảm trong gian đoạn TMK và MK tồi tệ hơn. Sản phẩm cũng được biết đến làm giảm căng thẳng, lo lắng và hồi hộp, những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi bước qua tuổi 40.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng trao đổi với Dược sĩ của Nhà thuốc theo đường dây tư vấn 0904 153 009 – Dược sĩ Thủy.
Số lượng: