Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng là đau khớp và cột sống mãn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải và kéo dài của sụn khớp. Chính vì thế, người già là đối tượng thường gặp bệnh thoái hóa khớp nhiều nhất.
Các vị trí có tỉ lệ thoái hóa từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay và các khớp khác.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về bệnh thoái hóa khớp. Thông thường, khi nhắc đến bệnh khớp chủ yếu là do 5 nguyên nhân cụ thể:
Cơ thể bị lão hóa khiến mọi hoạt động cũng già hóa theo, bao gồm khả năng thoái hóa sụn khớp, đĩa đệm, dịch nhầy và các chức năng liên quan đến khớp.
Sử dụng sai một tư thế vận động kéo dài, cộng thêm áp lực đổ lên hệ xương khớp khiến cho các vùng khớp bị tổn thương, lâu dần bị thoái hóa. Các tư thế ngồi sai thường thấy là ngồi xổm, ngủ gối đầu quá cao, chỉ nằm 1 bên, ngồi cong lưng…
Khi bị chấn thương khớp mà không điều trị, viêm khớp lâu sẽ dẫn đến các chức năng khớp bị tổn thương và dần thoái hóa.
Béo phì tăng 4-5 lần nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối. Thoái hóa khớp xảy ra ở người béo phì do yếu tố cơ học, trọng lượng của cơ thể tác động lên sụn khớp làm nghiền nát, nứt và rách sụn hoặc do chuyển hóa các mô mỡ tăng tổng hợp hormon và yếu tố tăng trưởng làm tổn thương sụn và xương dưới sụn.
Hiện nay, tình trạng bệnh nhân bị mắc chứng đau cơ, xương hay khớp tự ý điều trị cho mình, đau là uống chứ không đi khám và chữa bệnh theo một phác đồ điều trị nào ngày càng phổ biến. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, lạm dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau trước mắt còn quá trình thoái hóa khớp vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí còn khiến tốc độ thoái hóa nhanh hơn, sụn khớp càng sớm bị bào mòn. Không những vậy, người bệnh còn phải đối mặt với vô số các phản ứng phụ khác của thuốc.
Ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Khi người ta già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu lực.
Thoái hóa khớp là một bệnh gặp khá phổ biến. Vị trí dễ xảy ra thoái hóa khớp theo thứ tự là: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay và các khớp khác.
Người bị bệnh thoái hóa khớp trước hết cần hạn chế gây áp lực lên khớp, không nên đi bộ nhiều, không đứng lâu, cần giảm cân nặng cơ thể; nên tập luyện các môn thể thao không gây gánh nặng cho khớp như đạp xe, bơi lặn, xà đơn xà kép…
Vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh khớp. Cần có chế độ dinh dưỡng tốt, lý tưởng nhất là thức ăn có đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.
Với người béo phì, cần thực hiện chế độ ăn uống giảm cân. Trong khi đó, người gầy bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn, sử dụng dầu thực vật, dầu omega 3 và dầu cá.
Tránh ăn các loại thịt có màu đỏ (trâu, bò, chó), nên ăn thịt có màu trắng (lợn, gà, vịt), cá, tôm, cua, sò, ốc, hến, ngao.
Người bệnh khớp cũng nên ăn nhiều rau và trái cây tươi như đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái cây này là nguồn cung ứng men kháng viêm, vitamin C và các hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
Đồng thời cần uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1,5 đến 2 lít mỗi ngày)
Khi điều trị bệnh thoái hóa khớp, các bác sĩ sử dụng khá nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là để cắt cơn đau của người bệnh, ngăn chặn các triệu chứng tức thì. Để chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả với tác dụng lâu dài, làm giảm triệu chứng thoái hoá khớp, các bác sĩ thường khuyên người bệnh sử dụng glucosamin sulfat và chondroitin sulfat. Đây được coi là 2 chất dinh dưỡng bổ sung, có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp thuốc làm tăng hiệu quả điều trị.
Glucosamin đã được chứng minh là thành phần cực kỳ quan trọng với xương khớp. Hợp chất này được tìm thấy trong các mô sụn, cấu tạo bởi glucose và amino acid glutamine. Khi thiếu hợp chất này, sụn sẽ dễ bị giòn gây viêm khớp. Bổ sung glucosamin là cách chữa thoái hóa đốt sống cổ cực kỳ hiệu quả, có thể cải thiện khả năng vận động của người sử dụng, bôi trơn các khớp xương, duy trì hoạt động khỏe mạnh của các tế bào xương.
Chondroitin sulfate được biết đến là thành phần tự nhiên của sụn lót đệm cho các khớp xương, có trong thành phần những sợi chun ở các mạch máu lớn giúp đảm bảo cho sụn xương vững chắc và có tính đàn hồi. Việc thiếu hụt thành phần này trong cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng, kết cấu của hệ xương khớp
Những người bị bệnh thoái hóa khớp có thể sử dụng GO Glucosamine 1-A-Day 1500mg – sản phẩm được khuyến khích sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp ở người lớn tuổi
Chỉ với 1 viên GO Glucosamine 1-A-Day 1500mg mỗi ngày đã chứa đến 1.500mg glucosamin sulfat và 155mg chondrotin sulfat – hai dạng glucosamine và chondrotin mà cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Với hàm lượng glucosamine sulfat trong GO Glucosamine 1-A-Day rất cao, lên đến 1.500mg, sản phẩm tối ưu khả năng hấp thụ và cung cấp đủ glucosamin cần thiết để nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh. Mặt khác, sản phẩm còn có tác dụng tăng khả năng bôi trơn cho ổ khớp, sụn, nuôi dưỡng và tái tạo sụn, giảm các cơn đau khi hoạt động. Đối với người trung tuổi, phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, việc bổ sung hợp chất này có tác dụng chống thoái hóa khớp gối, cổ, cột sống lưng, teo khớp, viêm khớp cấp và mãn tính.
Chondroitin sulfate là thành phần thứ hai trong sản phẩm. Sản phẩm GO Glucosamine 1-A-Day bổ sung 155mg Chondrotin sulphate với mục đích giúp ức chế những enzyme tự do phá hoại các mô sụn. Bên cạnh đó, thành phần này khi vào cơ thể sẽ phát triển thành các chất bôi trơn và tăng sự đàn hồi của sụn khớp xương. Mặt khác, các kiểm định cho thấy thành phần chondroitin trong sản phẩm còn mang đến tác dụng giảm đau, tương tự như một loại thuốc giảm đau viêm khớp, nhưng ưu điểm là không có tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược khác.
Đây là 2 nguyên liệu cao cấp và ít được sử dụng để chế tạo thuốc chữa viêm khớp, bởi nó khá đắt đỏ và yêu cầu rất nghiêm ngặt trong quy trình bào chế, sản xuất. Trên thị trường thuốc chữa viêm khớp hiện nay, các nhà sản xuất khác chủ yếu sử dụng nguyên liệu có gốc glucosamin HCL – giá thành thấp hơn và khả năng hấp thu vào cơ thể cũng kém hơn rất nhiều.
Ngoài ra trong mỗi viên nang có chứa 7 thành phần khác:
Chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Dược sỹ tư vấn: 0904153009-0962488484
Tham khảo:
Số lượng: