Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh những bữa tiệc sum vầy, ly rượu chúc mừng, món ngon hấp dẫn thì cũng là thời điểm bệnh Gout có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong khi đó, Gout là một bệnh lý chuyển hóa có mối liên hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Việc kiểm soát ăn uống không chỉ giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này. Vậy Gout là gì? Làm sao để nhận biết, phòng ngừa và kiểm soát nó qua lối sống khoa học? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết.
Gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric tăng cao kéo dài, các tinh thể urate sẽ lắng đọng tại khớp, gây viêm đau dữ dội – đặc biệt là ở ngón chân cái.
Cơn Gout cấp: Xuất hiện đột ngột, thường vào ban đêm, gây sưng nóng đỏ đau dữ dội tại một khớp – phổ biến nhất là khớp ngón chân cái.
Khoảng lặng giữa các đợt viêm: Người bệnh có thể không cảm thấy đau giữa các cơn Gout cấp, dễ chủ quan.
Tạo tophi (u cục do urate lắng đọng): Gặp ở khớp, vành tai, quanh khớp.
Sỏi thận, suy thận mạn có thể xuất hiện nếu bệnh tiến triển lâu dài không được kiểm soát.
Nam giới tuổi trung niên (30–50 tuổi), thể trạng khỏe mạnh, thừa cân.
Người có lối sống thiếu lành mạnh: ăn uống dư đạm, uống nhiều rượu bia, ít vận động.
Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Nồng độ acid uric trong máu trên 420 μmol/L (hoặc >7mg/dL) được coi là cao. Tuy nhiên, không phải ai tăng acid uric cũng mắc Gout. Chỉ khoảng 5–10% người có tăng acid uric máu đơn thuần sẽ tiến triển thành bệnh Gout, đặc biệt khi kết hợp thêm yếu tố nguy cơ khác như lạm dụng rượu, ăn uống nhiều đạm động vật.
Các loại thực phẩm như: phủ tạng động vật (gan, tim, thận...), hải sản, trứng lộn, cá trích, cá mòi... chứa lượng purine cao. Khi ăn nhiều, purine chuyển hóa thành acid uric, làm tăng nguy cơ phát bệnh.
Rượu bia, đặc biệt là rượu mạnh, không chỉ làm tăng tổng hợp acid uric mà còn ức chế quá trình thải trừ qua thận. Ngoài ra, chúng làm tổn thương gan, thận – những cơ quan tham gia vào chuyển hóa acid uric.
Những người mắc hội chứng chuyển hóa (gồm: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu) thường có nguy cơ cao hơn bị Gout. Điều này tạo ra một vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm, cần được kiểm soát đồng thời.
Theo nhiều nghiên cứu, trong vài thập niên gần đây, tỷ lệ mắc Gout ngày càng tăng nhanh do:
Gia tăng tiêu thụ rượu bia trong xã hội.
Lối sống ít vận động, ăn uống thừa năng lượng.
Lạm dụng thuốc lợi tiểu thiazide, aspirin liều thấp trong điều trị bệnh tim mạch.
Tăng tuổi thọ khiến nguy cơ thoái hóa khớp và lắng đọng urate gia tăng.
Số người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng mỡ máu, tăng huyết áp… ngày càng nhiều.
Duy trì chế độ ăn hợp lý có thể giúp giảm acid uric máu, hạn chế các cơn Gout cấp và hỗ trợ điều trị bệnh.
Rượu mạnh, bia.
Nội tạng động vật (gan, tim, thận, óc…).
Trứng lộn, trứng cá, cá mòi, cá trích.
Thực phẩm nhiều chất béo động vật, đường tinh luyện.
Thịt đỏ, hải sản: tối đa 200g thịt nạc/ngày.
Các loại đậu, măng tây, nấm.
Cacao, sôcôla, trà đặc, cà phê đậm.
Rau xanh, trái cây tươi (trừ các loại có hàm lượng fructose cao như nho khô, xoài chín...).
Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Uống nhiều nước (tối thiểu 2–3 lít/ngày), ưu tiên nước khoáng chứa bicarbonate.
Sữa ít béo và trứng.
Giữ cân nặng hợp lý, tránh thừa cân – béo phì.
Vận động đều đặn (đi bộ, yoga, đạp xe…).
Tránh stress, hạn chế thức khuya và làm việc quá sức.
Trong điều trị bệnh Gout, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò hỗ trợ quan trọng, song không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị – đặc biệt trong các đợt Gout cấp hoặc giai đoạn bệnh tiến triển.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ tốt chế độ ăn, người bệnh có thể giảm được liều và số lượng thuốc, đồng thời hạn chế biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp đặc biệt (dị ứng thuốc, suy gan, suy thận...), dinh dưỡng có thể tạm thời thay thế thuốc dưới chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.
Tăng acid uric máu không phải là Gout, nhưng lại là “tiền đề” để Gout phát triển. Do đó, với những người có kết quả xét nghiệm acid uric tăng nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng, việc điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý là giải pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh biến chứng về sau.
Bệnh Gout không còn là “bệnh nhà giàu” mà đã trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội hiện đại. Chìa khóa kiểm soát bệnh nằm ở việc kết hợp điều trị y học với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, hãy cân nhắc việc ăn uống hợp lý, hạn chế rượu bia và duy trì thói quen vận động – để đón năm mới trọn vẹn, không lo Gout ghé thăm.
------------------------------------------------------------
Viên gút GO Celery 16000mg- Hỗ trợ trị bệnh gút từ GỐC hiệu quả
Hàm lượng Cần Tây tối ưu 16000mg có trong viên gút GO Celery giúp giảm nồng độ acid uric trong máu - nguyên nhân chính gây nên đau và sưng do gút - do đó hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng, đau do gút. Viên gút GO Celery nhập khẩu chính hãng từ New Zealand
Số công bố của Bộ Y Tế: 3317/2018/ ĐKSP
CÓ 4 LÝ DO VIÊN GÚT GO CELERY 16,000 ĐƯỢC LỰA CHỌN:
Chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Dược sỹ tư vấn: 0962488484- 0904153009
NHÀ THUỐC VIETCARE84
Hotline/Zalo: 0904 153 009 - 0962 48 84 84
Địa chỉ: TT5C, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, Hà Nội
Facebook: https://www.facebook.com/NhathuocVietcare84/
Website: https://vietcare84.vn
Số lượng: