Bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu là thuật ngữ chỉ tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxi ở các mô và tổ chức của cơ thể.

 

Trên lâm sàng, được coi là thiếu máu khi hemoglobin (Hb) trong xét nghiệm tế bào máu ngoại vi dưới 130g/L đối với nam giới, dưới 120g/L đối với nữ và dưới 110g/L đối với người cao tuổi.

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nhưng thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền, tuy nhiên thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo, đang phát triển. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, nhưng ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỉ lệ cao hơn.

 

Vai trò và nhu cầu của sắt trong cơ thể

 

Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hóa như vận chuyển oxi, tổng hợp AND,… sắt là một yếu tố vi lượng quan trọng, có mặt ở nhiều tổ chức của cơ thể như hemoglobin (Hb), myoglobin, các enzyme.

 

Ở người bình thường, khoảng 90% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, chỉ khoảng 5 – 10% lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, phân và mồ hôi để ra ngoài.

 

Như vậy, để bù lại lượng sắt bị thất thoát ra ngoài, nhu cầu hàng ngày của cơ thể cần khoảng 5 – 10% (khoảng 1 – 2mg sắt dưới dạng ion) tổng lượng sắt của cơ thể. Lượng sắt này có thể được cung cấp từ thức ăn, đồ uống, các loại thuốc, hoặc thực phẩm bổ sung.

 

Nguyên nhân gây thiếu sắt

 

- Không cung cấp đủ nhu cầu: gặp ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, bé gái bước vào tuổi dậy thì, phụ nữ thời kì kinh nguyệt, phụ nữ có thai, sau sinh,…

- Cung cấp thiếu: chế độ ăn không đủ chất, ăn kiêng, ăn chay, nghiện rượu, người cao tuổi,…

- Giảm hấp thu sắt: người viêm dạ dày, viêm ruột, phẫu thuật cắt đoạn ruột, thức ăn chứa thành phần giảm hấp thu sắt như tannin, chè, cà phê, đồ uống có ga,…

- Chảy máu mạn tính: loét dạ dày gây chảy máu tiêu hóa, ung thư ống tiêu hóa, bệnh trĩ kinh niên, nhiễm giun, polyp gây thủng ruột, phụ nữ rong kinh, rong huyết,…

- Tan máu trong lòng mạch: bệnh đái ra huyết sắc tố ban đêm

- Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt (bệnh rất hiếm gặp).

 

Vì sao trẻ em gái tuổi dậy thì và phụ nữ tỉ lệ thiếu máu lại cao?

 

- Nhu cầu tăng cao (do kinh nguyệt, mang thai, sinh đẻ,…) nhưng chế độ ăn không cung cấp đủ.

- Nhu cầu sắt cần hấp thu hằng ngày của các em gái trong giai đoạn dậy thì là 2,4mg, nhiều gấp đôi nhu cầu của một em trai cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, do khẩu phần ăn hằng ngày của các em hầu như không đổi, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sắt của cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

 

Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt trong một số trường hợp

 

- Đối với trẻ em: thiếu sắt, thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tăng trưởng và phát triển. Thiếu sắt còn dẫn đến việc trẻ dễ bị bệnh tật và nhiễm trùng, vì thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

 

- Đối với bé gái tuổi dậy thì đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt: ở tuổi dậy thì và đặc biệt là bé gái bước vào chu kỳ kinh nguyệt, lượng sắt mất đi nhiều do mất máu qua kinh nguyệt, là yếu tố nguy cơ cao gây thiếu sắt. Trong khi đó, mỗi tế bào hồng cầu có chứa sắt trong hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Vì thế, khi bị thiếu máu thiếu sắt dẫn tới việc hoạt động cơ bắp và chức năng của não bị ảnh hưởng, khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi, yếu ớt, da tái nhợt, nhịp tim nhanh hay cáu gắt, đầu óc quay cuồng khó tập trung, kém chú ý, dễ bị kích thích. Kết quả học tập cũng sẽ thấp hơn hẳn với trẻ không bị thiếu máu.

 

- Đối với phụ nữ mang thai: thiếu sắt tăng nguy cơ sảy thai, dễ đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và cả con. Vì vậy thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén được coi là một đe doạ nghiêm trọng trong sản khoa.

 

- Thiếu sắt : gây nên các vấn đề về tim mạch, thiếu sắt thiếu máu dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều, điều này có thể dẫn đến hiện tượng suy tim hoặc tim to.

 

Biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt

 

Tùy theo mức độ và thể trạng của từng người mà biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện thường diễn biến qua các mức độ:

- Mức độ nhẹ: mới bị thiếu sắt dự trữ, chưa bị thiếu máu, giai đoạn này không có biểu hiện gì cả, không phát hiện được trên lâm sàng, chỉ có thể phát hiện được khi xét nghiệm dự trữ sắt huyết thanh.

 

- Mức độ trung bình: thiếu sắt diễn ra trong thời gian dài, ở giai đoạn này bắt đầu bị thiếu máu, biểu hiện bằng các triệu chứng như da xanh xao, niêm mạc nhợt, lưỡi nhợt, lông tóc khô, dễ gãy, thiếu tập trung, giảm sức chịu đựng, dễ cáu gắt,…

 

- Mức độ nặng: giai đoạn này thiếu máu kéo dài, chuyển sang nặng với các biểu hiện như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, thở nhanh, giảm khả năng hoạt động cả về thể lực và trí não, hoạt động gắng sức có thể bị ngất xỉu.

 

Chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt

 

Chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt dựa vào biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng:

- Về lâm sàng hướng đến thiếu máu do thiếu sắt khi có các biểu hiện như da xanh xao, niêm mạc mắt và lưỡi nhợt, hay bị hồi hộp, đánh trống ngực, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…

- Để chẩn đoán xác định vẫn phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu và sắt huyết thanh. Được coi là thiếu máu do thiếu sắt khi:

+ Lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 130g/L (ở nam), dưới 120g/L (ở nữ) trong xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

+ Dự trữ sắt huyết thanh (ferritin) dưới 30ng/mL, độ bão hòa transferrin huyết thanh dưới 30%.

 

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt

 

Tùy theo mức độ và cơ địa ở từng người mà có những biện pháp khác nhau. Nói chung điều trị thiếu máu, thiếu sắt thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Khuyến khích sử dụng sắt qua đường uống

- Bổ sung sắt bằng các chế phẩm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng, cơ thể không hấp thu được khi dùng đường uống (như cắt đoạn ruột, cắt dạ dày, bẩm sinh) hoặc là thiếu máu ở những người đang có bệnh mạn tính hoặc nhiễm khuẩn đang tiến triển.

- Truyền máu chỉ đặt ra ở những trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.

- Thời gian bổ sung sắt nên tiếp tục thêm 3 – 6 tháng nữa sau khi lượng huyết sắc tố đã trở về bình thường.

- Phối hợp bổ sung sắt với điều trị nguyên nhân, cần tìm nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt để điều trị đồng thời với bổ sung sắt.

 

Các chế phẩm bổ sung sắt

Hiện nay có nhiều chế phẩm bổ sung sắt như:

- Dạng uống: gồm có ferrous sulfate, ferrous gluconate, ferrous fumarate,… Loại này thường dùng với liều 2mg sắt/kg cân nặng/ ngày, dùng liên tục 6 – 12 tháng.

Lưu ý là nên uống viên sắt vào lúc đói (uống xa bữa ăn). Tác dụng phụ hay gặp là kích ứng đường tiêu hóa, táo bón, phân có màu đen.

Tốt nhất là nên dùng viên sắt hữu cơ (ferrous fumarate), có nhiều ưu điểm như hấp thu tốt, không gây táo bón, không kích ứng đường tiêu hóa.

- Dạng truyền tĩnh mạch: gồm có iron sucrose, iron dextran,… loại này chỉ dùng trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng hoặc ở người không hấp thu được qua đường uống, và chỉ được dùng ở cơ sở y tế, không được tự ý sử dụng.

 

==============

Viên Sắt Hữu Cơ NZ- FE FORT

Với thành phần Sắt hữu cơ dưới dạng axit amin Chelate, acid Folic và một số khoáng chất khác giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt và bổ sung lượng sắt cần thiết phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, giúp tăng cường sức đề kháng từ đó cải thiện sức khỏe cho người sử dụng.

 

Mời bạn tham khảo chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

 

 

Mời bạn liên hệ/ Zalo: 0904153009 để được tư vấn thêm nhé.

TAGS :

Bổ sung sắt, Sắt hữu cơ, Thiếu máu, Thiếu máu do thiếu sắt, Thiếu sắt, Viên sắt hữu cơ NZ Fe Fort có tốt không,
Đăng ký tư vấn - nhận tin tức khuyến mại

Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng

NHÀ THUỐC VIETCARE84

Số lượng:

icon-cart0 Giỏ hàng có sản phẩm

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền giỏ hàng: