Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Sau thời gian điều trị COVID-19, phục hồi và có kết quả âm tính với virus corona, nhiều người vẫn phải đối diện các vấn đề sức khỏe do hội chứng hậu COVID-19 hay hội chứng COVID-19 kéo dài.
Đây là vấn đề đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo và đang được giới y khoa cả trong nước lẫn quốc tế quan tâm. Trong đó di chứng tim mạch hậu COVID-19 được đánh giá là nghiêm trọng và khó phục hồi hơn cả.
Theo BS.CKI. Huỳnh Bích Thảo, Trưởng khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho biết, có tới hơn 200 triệu chứng được báo cáo liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, trong đó phổ biến là: mệt mỏi; khó thở; hồi hộp, lo lắng; đau hoặc tức ngực; các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung; khó ngủ (mất ngủ); tim đập nhanh; chóng mặt; đau khớp; trầm cảm và lo âu…
Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nguy kịch, hay có bệnh nền tim mạch sau khi khỏi thường khó tránh tình trạng biến chứng bệnh tim mạch.
Mắc COVID-19 đều có thể có tình trạng hậu COVID-19 bất kể mọi mức độ của bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, hầu hết những người gặp triệu chứng hậu COVID-19 trải qua các triệu chứng nhẹ hoặc vừa. Mặc dù COVID-19 ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, tuy nhiên virus SARS-CoV-2 vẫn có thể gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác, bao gồm tim, thận và não.
Ở một số người, các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài có thể bao gồm biến chứng bệnh tim mạch hậu COVID-19. Di chứng này có thể xảy ra trên cả những người có sẵn bệnh nền và người khỏe mạnh, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi.
BS Phan Thái Hảo - Trưởng Khoa Nội tim mạch - Lão học, Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM cho biết, những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nguy kịch, hay có bệnh nền tim mạch sau khi khỏi COVID-19 thường khó tránh tình trạng biến chứng bệnh tim mạch. Ngoài ra, kể cả những bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng vẫn có thể mắc những di chứng nguy hiểm về tim mạch.
Có những người phải chịu tổn thương tim lâu dài, phải điều trị từ 3 đến hơn 6 tháng vẫn chưa khỏi cảm giác mệt và rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân có thể bị suy tim, dẫn đến tình trạng ngộp thở khi đang ngủ ban đêm. Nếu không phát hiện kịp thời những biến chứng tim mạch, bệnh nhân có thể bị viêm tim cấp dẫn đến tử vong.
Nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 thường khó tránh tổn thương cơ tim cấp tính như viêm cơ tim.
Trên Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam và ThS.BS. Nguyễn Công Thành - Viện Tim mạch Việt Nam cũng lý giải, có nhiều lý do virus corona có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim. Các tế bào trong tim có angiotensin chuyển đổi các thụ thể enzyme-2 (ACE-2) nơi virus corona bám vào trước khi xâm nhập vào tế bào. Tổn thương tim cũng có thể là do mức độ viêm cao lưu thông trong cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus, quá trình viêm có thể làm hỏng một số mô khỏe mạnh, bao gồm cả tim.
Nhiễm SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến lớp màng tế bào lót bề mặt bên trong của tĩnh mạch và động mạch (nội mạc mạch máu), có thể gây viêm mạch máu, tổn thương các mạch máu rất nhỏ và cục máu đông, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Tất cả những ảnh hưởng trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tim và hệ tuần hoàn (mạch máu) gây ra những hậu quả có thể trầm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim, tắc mạch máu hệ thống hoặc tĩnh mạch. Sau khi mắc COVID-19, nếu người bệnh gặp tình trạng tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực một cách bất thường, cần đi khám bác sĩ. Sự gia tăng nhịp tim tạm thời có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả mất nước. Do đó, cần uống đủ liều lượng nước trong ngày đặc biệt là khi bị sốt.
Thuyên tắc huyết khối là một trong những triệu chứng mắc phải sau hậu COVID-19.
Trên NLĐO, BS Trần Thị Tuyết Lan (chuyên khoa Nội tim mạch, Viện Tim TPHCM) cũng nhận định, nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 thường khó tránh viêm phổi và tổn thương cơ tim cấp tính như viêm cơ tim, hay tổn thương mạn tính hệ tim mạch như xơ hóa mô kẽ cơ tim, viêm mạch máu, thuyên tắc huyết khối và rối loạn nhịp tim.
Tổn thương cơ tim trực tiếp là do SARS-CoV-2 và gián tiếp do "bão cytokine" gây viêm và hoại tử các tế bào cơ tim và hậu quả là suy tim. Triệu chứng viêm cơ tim có thể từ nhẹ đến rất nặng như mệt, khó thở tùy mức độ suy tim, sưng chân, tim đập nhanh, đau ngực. Khi bệnh nhân được làm siêu âm tim thì thấy tim giãn lớn, các thành tim giảm động, phân suất tống máu thất trái giảm và tăng áp động mạch phổi.
Tác dụng phụ của thuốc chống virus, thuốc kháng sinh, tình trạng giảm ôxy máu, rối loạn điện giải khi mắc COVID-19 sẽ làm nặng thêm các rối loạn nhịp tim sẵn có. Các rối loạn nhịp tim thường gặp là rung nhĩ, cơn nhịp nhanh thất không kéo dài, ngừng tim và nhịp tim chậm.
Quá trình tổn thương tế bào nội mạc mạch máu và viêm mạch máu do SARS-CoV-2 cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch máu và gây thuyên tắc mạch máu do huyết khối. Các biến cố huyết khối thường gặp ở bệnh nhân COVID-19 nguy kịch, phải thở máy. Thuyên tắc huyết khối ở các vị trí nguy hiểm đều có thể dẫn đến đột tử như thuyên tắc động mạch phổi, nhồi máu cơ tim cấp.
Khó thở: Cảm giác hụt hụt hơi, không được khỏe “ như trước kia”, cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm nghỉ. Đau ngực: Ở bên trái hoặc giữa lồng ngực, đau lan ra sau lưng, vai trái và cằm, đặc biệt triệu chứng sẽ giảm khi chuyển từ trạng thái hoạt động sang nghỉ ngơi. Hồi hộp đánh trống ngực hoặc nhịp tim không đều. Ngất, choáng váng – chóng mặt.
Khó thở là triệu chứng dễ nhận thấy ở người bị di chứng tim mạch hậu COVID-19.
Ghi nhận ý kiến của BS.CK2 Vũ Minh Đức (một chuyên gia tim mạch tại TP. HCM) cho biết: “Đối với người có bệnh lý tim mạch, sau khi khỏi COVID-19 chừng 2 tuần thì nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá sức khỏe tim mạch và phát hiện, điều trị sớm di chứng tim mạch hậu COVID-19 nếu có. Những người không có bệnh nền tim mạch trước đó thì sau khi khỏi COVID-19 trong vòng 4 - 6 tuần cũng nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tầm soát di chứng tim mạch”.
Thời điểm tầm soát hậu COVID-19 nên càng sớm càng tốt và thông thường cần 2 loại xét nghiệm là: Công thức máu (tìm nguy cơ hình thành cục máu đông) và D-dimer (xác định trong mạch máu có cục máu đông hay không). Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện thêm: đo điện tâm đồ (chẩn đoán rối loạn nhịp tim, dấu hiệu bệnh lý mạch vành), siêu âm tim (đánh giá cơ tim, phát hiện suy tim).
Với những trường hợp COVID-19 nặng, phải thở máy hoặc nằm một chỗ thì cần đánh giá di chứng với cách thức chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn như chụp điện toán cắt lớp MSCT, chụp mạch vành hoặc siêu âm tĩnh mạch chi dưới.
Với những trường hợp COVID-19 nặng, phải thở máy hoặc nằm một chỗ thì cần đánh giá di chứng với cách thức chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn như chụp điện toán cắt lớp MSCT, chụp mạch vành hoặc siêu âm tĩnh mạch chi dưới.
- Không nên gắng sức ngay sau khi khỏi COVID-19.
- Tập thở theo các bài tập phục hồi đường thở hàng ngày.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: tăng cường rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đặc biệt là việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe cho tim được các chuyên gia khuyên dùng.
VIÊN UỐNG BỔ TIM NEW ZEALAND GO CO-Q10 160MG nhâp khẩu chính hãng GO Healthy từ New Zealand với thành phần Q10 chiết xuất từ tảo lên men – hoàn toàn từ thiên nhiên giúp:
- Hỗ trợ làm giảm quá trình lão hóa tim mạch
- Giảm nguy cơ tai biến tim mạch
- Giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu)
- Điều hòa huyết áp
- Tăng cường khả năng miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Theo giấy đăng ký công bố số: 5144/2019/ĐKSP của Bộ Y tế
Chi tiết sản phẩm có TẠI ĐÂY
Dược sỹ tư vấn: 0904153009- 0962488484
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Số lượng: