Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Kinh nguyệt bất thường gây nên nhiều phiền toái và lo âu cho chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nó còn phản ánh đến tình trạng sức khỏe và khả năng làm mẹ của chị em. Vì vậy, các chị em cần hiểu rõ những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt để có phương pháp điều trị hợp lý cho mình.
1. Kinh nguyệt bất thường là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo do bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra.
Kinh nguyệt bất thường - hay rối loạn kinh nguyệt - là sự bất thường về kinh nguyệt có liên quan đến chu kỳ kinh hoặc một số triệu chứng kèm theo trong những ngày có kinh như: biểu hiện bất thường về thời gian (rong kinh, thiểu kinh, vô kinh), tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh (cường kinh) kèm theo những bất thường như màu sắc máu kinh thay đổi, thống kinh (đau bụng dữ dội khi hành kinh)...
Đây là dấu hiệu, triệu chứng của một hoặc nhiều căn bệnh khác nhau. Hiện tượng này có những biểu hiện bề ngoài không nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Vì thiếu kiến thức và chủ quan, nhiều người cho rằng kinh nguyệt bất thường do thay đổi thời tiết, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi... do đó, họ đã vô tình tạo điều kiện cho mầm bệnh sống lâu trong cơ thể và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Vô kinh là gì? Vô kinh là một hiện tượng xảy ra do bất thường về sự phát triển của bộ phận sinh dục ví dụ như là trường hợp không phát triển một phần hoặc hoàn toàn bộ phận sinh dục. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển hoàn thiện như không có tử cung hoặc không có buồng trứng thì sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt. Nếu có kinh sau 16 tuổi là kinh nguyệt muộn, nguyên nhân là do dậy thì muộn, buồng trứng kém phát triển, hoặc phát triển muộn, do dinh dưỡng kém, người bé nhỏ, gầy yếu hoặc do bệnh tật nên cơ thể kém phát triển. Sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát. Kinh nguyệt tự nhiên ngưng xuất hiện trong khoảng ba đến sáu tháng gọi là vô kinh thứ phát.
Bế kinh là gì? Trường hợp máu kinh hàng tháng vẫn được bài xuất nhưng do những cản trở mang tính giải phẫu gây nên làm cho máu kinh không thể ra ngoài gọi là bế kinh. Có thể gặp trong những trường hợp:
Bế kinh gây ra hiện tượng đau bụng vùng dưới đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài từ 3- 4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần đau sau mức độ sẽ tăng hơn lần đau trước, năm sáu lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại. Trong trường hợp bế kinh do màng trinh không thủng thì sẽ thấy nặng, căng tức ở âm hộ, khi vạch hai môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh và có màu tím. Huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại sẽ làm căng phồng tử cung, rồi tràn lên vòi tử cung, làm tử cung và vòi tử cung giãn căng, phá hủy niêm mạc tử cung và vòi tử cung gây ra vô sinh. Huyết kinh ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm nhiễm khuẩn rồi vỡ ra và sẽ gây viêm ổ bụng.
Rong kinh là gì? Quá trình hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh gọi là rong kinh. Rong kinh – rong huyết kéo dài hơn 15 ngày hay ra huyết ở bộ phận sinh dục (không phải do kinh nguyệt) kéo dài.
Nguyên nhân do lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn. Progesterone tiết ra không cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày gọi là rong kinh do hormone.
Rong kinh, rong huyết có thể kèm theo đau bụng dưới, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do mất máu. Ngoài ra, một số trường hợp gây sốt, ra khí hư trong viêm nhiễm sinh dục, chảy máu cam, chảy máu chân răng... có nguy cơ gây vô sinh
Thống kinh là gì? Thống kinh là triệu chứng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới (đôi khi còn kèm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi hành kinh, ngoài ra còn có đau lưng, kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động. Tình trạng này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi hành kinh vài ngày.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin (từ giai đoạn tăng sinh đến giai đoạn chế tiết cuối vòng kinh) càng tăng cao hơn nữa trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong hai ngày đầu. Đây được gọi là thống kinh nguyên phát. Cũng có trường hợp do thiếu vi chất (thiếu canxi) hoặc do các bệnh lý khác, được gọi là thống kinh thứ phát.
Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng hormone sinh dục nữ progesteron, estrogen làm cho sự phát triển của niêm mạc tử cung kém đi, ức chế sự tổng hợp prostaglandin dẫn đến làm giảm đau. Có thể dùng các thuốc tránh thai chứa hai hormone này và uống thuốc trước khi có kinh 2 - 3 ngày hoặc uống ngay sau khi thấy có giọt kinh đầu tiên. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau chống co thắt, các kháng viêm không steroid (thuốc ức chế sản sinh ra prostaglandin) làm giảm đau.
Thiếu máu nhược sắc là gì? Tình trạng mất máu, mất sắt ở ngay khi chu kỳ hành kinh bình thường gọi là thiếu máu nhược sắc. Vì vậy, cần bổ sung thức ăn giàu sắt và dễ hấp hấp thu. Khi muốn sử dụng thuốc chứa chất sắt, tốt nhất nên dùng loại viên sắt phối hợp với acid folic (vì acid folic cũng rất cần cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này).
Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh vừa ra nhiều và vừa kéo dài nhiều ngày. Triệu chứng xảy ra do có tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung tại cơ tử cung là tử cung không co bóp tốt và chậm cầm máu... Một số bệnh như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh thận... cũng có thể là nguyên nhân gây cường kinh. Cường kinh ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ vì gây mất nhiều máu. Khi bị cường kinh, chị em phụ nữ cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
Thiếu kinh là tình trạng số lượng máu kinh ra ít với thời gian ngắn (từ hai ngày trở xuống). Triệu chứng có thể xảy ra do bệnh ở tử cung như tử cung nhi tính, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, sau sinh... bệnh ở buồng trứng như suy sớm buồng trứng, ung thư buồng trứng... cũng gây hiện tượng này.
Kinh nguyệt thưa là tình trạng vòng kinh dài hơn 35 ngày, thậm chí vài tháng (chu kỳ kinh nguyệt bình thường nằm trong khoảng 21 đến 35 ngày). Trái ngược với kinh thưa là kinh mau với vòng kinh chỉ từ 21 ngày trở xuống.
Kinh thưa là do những bất thường ở trực tuyến dưới đồi và tuyến yên ở trong não, vì đây là những hormone chi phối sự bài tiết oestrogen và progesterone của buồng trứng. Chúng làm cho niêm mạc tử cung xảy ra những biến đổi để tạo ra kinh nguyệt hay để đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai. Kinh nguyệt thưa còn do rụng trứng ít, noãn bào chậm phát dục nên kéo dài giai đoạn noãn chín. Một số người có chu kỳ rụng trứng kéo dài hơn 40 ngày đến ba tháng dù lượng máu và thời gian hành kinh vẫn bình thường.
Bên cạnh đó, hiện tượng buồng trứng đa nang cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thưa. Đây là trường hợp buồng trứng có rất nhiều nang cùng phát triển, nhưng chẳng có nang nào chín và thường không phóng noãn (không có trứng rụng). Nếu không điều trị buồng trứng đa nang thì có khả năng dẫn đến vô sinh.
Kinh thưa tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con, vì ít rụng trứng nên tỷ lệ mang thai giảm chính vì vậy cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt
Để điều hòa kinh nguyệt trở về bình thường, chị em phụ nữ cần xây dựng cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong trường hợp, rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì nên tìm đến những cơ sở uy tín để kiểm tra những dấu hiệu bất thường.
***Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần từ tinh dầu hoa anh thảo và vitamine E giúp cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt.
Tham khảo thêm về Sản phẩm Viên uống Bổ Sung Nội tiết tố nữ Dr Natural Hyper Evening Primrose Oil Tại Đây
Số lượng: