Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Tôi đi khám bệnh định kỳ phát hiện mình bị chớm mắc bệnh gout. Bạn bè tôi có nhiều người bị nhưng không kiêng khem nên rất hay tái phát. Do công việc thường xuyên phải tiếp khách trên bàn nhậu nên có thể bệnh gout của tôi ngày càng nặng? Vậy bệnh này có nguy hiểm không thưa bác sĩ?
Trần Tuấn (Thái Nguyên)
Bệnh gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu. Người bị bệnh gout có biểu hiện đầu tiên là thường đau ở ngón tay (ngón cái), xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai. Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...
Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, vậy nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gout, làm nhanh tái phát các cơn gout, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gout mạn.
Người bị bệnh gout cũng phải dùng thuốc điều trị vì chế độ ăn uống không thể thay thế được thuốc điều trị. Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: ăn các thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho... Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá sakê. Các loại ngũ cốc. Ngoài ra, bệnh nhân gout cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress.
ThS. Hà Hùng Thủy
Tham khảo thêm:
Axit uric cao ăn gì và kiêng gì để không “chạm trán” bệnh gút ?
Số lượng: