Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Viêm đường tiết niệu ở nữ là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phòng ngừa và điều trị tích cực. Để có cái nhìn toàn diện về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới, hãy tham khảo các thông tin chia sẻ dưới đây.
1. Viêm tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này, chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
2. Viêm đường tiết niệu ở nữ nguy hiểm như thế nào?
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hằng ngày mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ thường gây ra những triệu chứng điển hình dưới đây:
4. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, chlamdia, lậu cầu,... Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch, già yếu,...
Bên cạnh đó, quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,... cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.
Việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ bao gồm diệt trừ những vi khuẩn, virus gây bệnh và loại trừ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thông thường, các triệu chứng viêm đường tiết niệu sẽ hết sau ít ngày điều trị, số khác thì phải dùng kháng sinh dài kỳ hơn. Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần thường phải kéo dài thời gian điều trị hoặc điều trị thêm nhiều đợt kháng sinh ngắn sau khi đã hết triệu chứng. Với những trường hợp bị viêm tiết niệu do bị nhiễm trùng liên quan tới quan hệ tình dục thì cần điều trị dự phòng bằng cách uống một liều kháng sinh sau mỗi lần quan hệ tình dục.
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng thì họ được khuyên nên vào bệnh viện điều trị và dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Nếu bệnh tái phát hoặc nhiễm trùng trở thành mạn tính thì bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thận theo dõi để tìm và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, giảm nguy cơ dẫn tới biến chứng suy thận.
Đặc biệt, viêm đường tiết niệu ở nữ rất dễ tái phát. Vì vậy, những bệnh nhân bị viêm tiết niệu tái phát thường xuyên (trên 2 lần/tháng) nên sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp theo chỉ định của bác sĩ trong nhiều tháng hoặc có thể sử dụng ngắt quãng (dùng 1 tuần nghỉ 1 tuần rồi dùng lại), uống trước khi đi ngủ hoặc sau khi giao hợp. Ngoài ra, với trường hợp viêm bàng quang tái phát, chị em phụ nữ có thể dùng vắc xin (chiết xuất của E. Coli): uống 1 viên/ngày trong 3 tháng rồi cứ 3 tháng uống nhắc lại 30 ngày trong 1 năm. Liệu pháp này giúp giảm rõ rệt số lần tái phát và mức độ nặng của mỗi đợt viêm bàng quang.
Đồng thời, bạn cũng có thể uống nước râu ngô, bông mã đề thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, các bạn nên tham khảo và làm theo hướng dẫn sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ nếu không sớm điều trị thì sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh và thậm chí là dẫn tới những biến chứng khó lường.
GO Cranberry 60,000+ với công thức vượt trội bổ sung cranberry hàm lượng lên tới 60,000mg dược liệu khô, giúp giảm triệu chứng viêm đường tiết niệu. Sản phẩm dành riêng cho phụ nữ bị viêm đường tiết niệu và viêm nhiễm phụ khoa.
Dược sỹ tư vấn: 0962488484- 0904153009
Số lượng: