Rối loạn tiền đình có chữa trị dứt điểm được không?

Rối loạn tiền đình đang ngày càng trở thành vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt ở nhóm người làm việc văn phòng, ít vận động, thường xuyên căng thẳng và có lối sống thiếu khoa học. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm việc mà còn tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy rối loạn tiền đình là gì? Có thể điều trị dứt điểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.


1. Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng mất thăng bằng tư thế do các tổn thương tại hệ thống tiền đình – một cấu trúc quan trọng nằm ở tai trong và não bộ, có vai trò điều phối chuyển động và giữ cân bằng cho cơ thể.

Hệ thống tiền đình đảm nhiệm chức năng điều chỉnh tư thế, dáng đi và phối hợp các cử động giữa mắt, đầu và toàn thân. Khi bộ phận này bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng điển hình như chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, buồn nôn, cảm giác xoay tròn…

Thượng tá, BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng


Hệ thống tiền đình gồm những bộ phận nằm ở tai trong và não có chức năng giữ thăng bằng, đảm bảo phối hợp cử động giữa toàn thân, mắt và đầu.‏

Phân loại rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được chia làm hai thể chính:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Chiếm khoảng 90–95% các trường hợp. Tổn thương xảy ra tại phần tiền đình nằm ở tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ, khởi phát đột ngột với cơn chóng mặt dữ dội.

  • Rối loạn tiền đình trung ương: Ít gặp hơn, do tổn thương tại nhân tiền đình trong não. Triệu chứng thường âm ỉ, diễn biến chậm hơn, khó phát hiện sớm.



2. Rối loạn tiền đình có chữa dứt điểm được không?

Theo Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, rối loạn tiền đình không phải là một bệnh lý nguyên phát, mà là hậu quả của nhiều nguyên nhân nền khác nhau. Việc điều trị dứt điểm hay không phụ thuộc vào khả năng kiểm soát nguyên nhân gây bệnh.


Nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình:

  • Thiếu máu não: Là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng máu cung cấp cho hệ thống tiền đình suy giảm.

  • Tổn thương dây thần kinh số 8: Gồm u dây thần kinh, viêm do virus hoặc chấn thương.

  • Viêm tai trong, tai giữa: Do vi khuẩn, virus hoặc bệnh lý như Meniere, nhiễm độc tai do thuốc.

  • Bệnh lý mạch máu não: U não, di chứng sau đột quỵ, phình mạch...

  • Bệnh mạn tính: Tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giáp...

  • Yếu tố nguy cơ: Tuổi tác cao (trên 40 tuổi), stress kéo dài, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích, ít vận động, chế độ ăn mất cân bằng, phụ nữ sau sinh hoặc thiếu máu, mất nước.

Việc điều trị hiệu quả cần bắt đầu bằng việc xác định chính xác nguyên nhân. Chỉ khi điều trị căn nguyên, triệu chứng rối loạn tiền đình mới có thể được kiểm soát và hạn chế tái phát.


‏Các yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn tiền đình: ‏

  • Tuổi tác cao, những người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. ‏

  • ‏Thường xuyên chịu áp lực tâm lý, căng thẳng, lo lắng quá mức.‏

  • ‏Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thiếu ngủ, ít tập luyện thể thao, chế độ ăn uống không khoa học.‏

  • ‏Phụ nữ sau sinh, phụ nữ mang thai, bị mất nhiều máu, mất nước.

‏Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, người bệnh cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó mới có phương pháp chữa trị phù hợp nhằm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và tránh tái phát.

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn, đi đứng loạng choạng…



3. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị rối loạn tiền đình

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số nhóm thuốc phổ biến được sử dụng hiện nay bao gồm:

  • Thuốc giảm chóng mặt, buồn nôn: Acetyl leucin (Tanganil) giúp giảm các triệu chứng cấp như chóng mặt, buồn nôn.

  • Thuốc tăng tuần hoàn máu não: Piracetam, Vinpocetin giúp cải thiện tưới máu não, tăng chuyển hóa và bảo vệ tế bào thần kinh.

  • Betahistin: Tăng lưu lượng máu đến tai trong, giảm áp lực nội dịch, cải thiện tình trạng chóng mặt, ù tai.

  • Thuốc chẹn kênh canxi: Flunarizine, Cinnarizine – điều trị thiểu năng tuần hoàn não, tuy nhiên có thể gây buồn ngủ, trầm cảm ở người mẫn cảm.

  • Citicoline: Tăng dẫn truyền thần kinh, cải thiện phục hồi sau tổn thương não.

  • Cerebrolysin: Cung cấp acid amin và peptide, cải thiện chuyển hóa thần kinh, hỗ trợ điều trị thiếu máu não mạn tính.

  • Nhóm an thần benzodiazepine: Diazepam, Clonazepam... được dùng ngắn hạn để giảm chóng mặt nhưng có nguy cơ gây phụ thuộc thuốc nếu lạm dụng.

Người bệnh rối loạn tiền đình không nên tự ý mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.



4. Những lưu ý trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình

Tương tác thuốc và bệnh nền

Nhiều người bệnh rối loạn tiền đình đồng thời mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường... Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc có thể gây tương tác và gia tăng gánh nặng lên gan. Người bệnh cần:

  • Cung cấp danh sách đầy đủ các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ.

  • Theo dõi tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

  • Hỗ trợ giải độc gan bằng thảo dược như actiso, kế sữa hoặc các thực phẩm chức năng bảo vệ gan.


Thay đổi lối sống

Lối sống là yếu tố cốt lõi giúp kiểm soát và ngăn ngừa rối loạn tiền đình tái phát:

  • Hạn chế: Lái xe, di chuyển xa, đến nơi đông người khi đang chóng mặt.

  • Tuyệt đối tránh: Rượu bia, cà phê, thuốc lá – các yếu tố làm co mạch, mất nước.

  • Quản lý căng thẳng: Thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ, đảm bảo ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi đêm.

  • Uống đủ nước: 1,5 – 2 lít/ngày giúp duy trì huyết áp và tránh thiếu dịch nội mô.

  • Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, vitamin B, magie, kali – có nhiều trong cá biển, hạt óc chó, đậu, rau xanh, trứng, thịt gà…

  • Hạn chế: Muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

  • Tập thể dục đều đặn: Như đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh – giúp cải thiện lưu thông máu và cân bằng tiền đình.


Viên bổ não nhập khẩu chính hãng New Zealand GO Ginkgo 9,000+

Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, giúp cải thiện trí nhớ, giúp tăng khả năng tập trung.

Chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY

Bổ não New Zealand GO Ginkgo 9000+ hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, giúp cải thiện trí nhớ, giúp tăng khả năng tập trung. Dùng tốt cho người thiểu năng tuần hoàn não , đau đầu mất ngủ, người bị tiền đình, chóng mặt, người bị tai biến mạch máu não


CÔNG DỤNG CỦA VIÊN BỔ NÃO GINKGO NEW ZEALAND GO GINKGO 9000+


  • Tăng cường tuần hoàn máu não, đặc biệt hiệu quả với người bị thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não.

  • Cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung, giảm hiện tượng mất ngủ, đau đầu.

  • Giúp giảm chóng mặt, hoa mắt ở người bị rối loạn tiền đình hoặc sau tai biến mạch máu não.

Sản phẩm phù hợp cho:

  • Người trưởng thành thường xuyên đau đầu, chóng mặt, kém tập trung.

  • Người lớn tuổi, người làm việc trí óc căng thẳng, hoặc người đang phục hồi sau đột quỵ.

Liên hệ Dược sỹ tư vấn: 0962 48 84 84


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bảy bước để có một bộ não khoẻ mạnh

Người rối loạn tiền đình tránh ăn gì?

Tập luyện đẩy lùi rối loạn tiền đình


NHÀ THUỐC VIETCARE84

Hotline/Zalo: 0904 153 009 - 0962 48 84 84

Địa chỉ: TT5C, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, Hà Nội

Facebook: https://www.facebook.com/NhathuocVietcare84/

Website: https://vietcare84.vn

TAGS :

Hoa mắt chóng mặt, Rối loạn tiền đình, Tiền đình, Điều trị rối loạn tiền đình,
Đăng ký tư vấn - nhận tin tức khuyến mại

Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng

NHÀ THUỐC VIETCARE84

Số lượng:

icon-cart0 Giỏ hàng có sản phẩm

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền giỏ hàng: