Tỷ lệ mắc bệnh gout trẻ hóa do ăn nhiều đạm

Đa số trường hợp mắc gout hiện nay do ăn nhiều đạm, thói quen này từ còn nhỏ, khiến tỷ lệ bệnh gia tăng và trẻ hóa theo bác sĩ Yến Phi.

 

Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Cố vấn chuyên môn tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, hiện tại, số người mắc bệnh gout đã gia tăng đáng kể và ngày càng trẻ hóa hơn do một số nguyên nhân. Đầu tiên là liên quan tới thói quen sử dụng thức uống có cồn nhiều hơn so với giai đoạn trước đây. Thứ hai là do nền kinh tế phát triển nên người dân ăn đạm nhiều hơn so với bình thường.

 

Bác sĩ Yến Thủy chia sẻ thêm, đa số các trường hợp mắc gout hiện nay là do ăn nhiều đạm. Trẻ 5-7 đã được bồi dưỡng rất nhiều đạm và có thể liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và trẻ hóa. Trong đó, đạm chia thành hai loại trắng và đỏ. Đạm đỏ như thịt lợn, bò, tôm, cua... chứa nhiều lưu huỳnh, phốt pho nên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Vì gout là bệnh mạn tính nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Chính việc bổ sung dinh dưỡng sai dẫn tới bệnh gout. Trong thời gian mắc bệnh, nếu tiếp tục ăn sai, bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và xảy ra nhiều biến chứng nhiều hơn. Do đó, chúng ta phải ăn đủ lượng đạm, hoàn toàn bỏ rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác, thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng.

 

Thông thường một người trưởng thành, làm công việc văn phòng, lao động trí óc, một ngày sẽ cần khoảng 150 gram và tối đa 200 gram các thực phẩm giàu đạm, tức tính tổng các loại thức ăn thu nạp trong ngày như trứng, thịt, đậu phụ... Như vậy, mỗi một bữa ăn chỉ được khoảng 60-70 gram, tương đương khoảng 2-3 con tôm. Với một người lao động cơ bắp nhiều hơn, khẩu phần ăn cũng không quá 240 gram thực phẩm giàu đạm.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, nếu khó tiếp cận thực phẩm, không mua được cá, bạn có thể thay thế bằng gà, lươn, ếch hay đậu phụ... Trong trường hợp chỉ có thịt lợn, người bệnh có thể sử dụng nhưng giảm trọng lượng so với thịt trắng, tức 50 gram thay vì 80 gram. Tổng số lượng đạm và axit uric nạp vào cũng ít hơn.

 

Người bệnh nên ưu tiên gia tăng lượng rau xanh. Loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng, không phải chỉ để tăng chất xơ hay vitamin mà còn cung cấp các dạng ion kiềm giúp hòa tan và làm giảm tích lũy tinh thể ở vùng ống thận, tức giảm nguy cơ suy thận. Nếu không có rau xanh thì gia đình có thể sử dụng những biện pháp thay thế như ăn rong biển khô sau khi ngâm; các loại nấm khô như nấm mèo, nấm đông cô... hoặc hạt chia, sương sa, sương sáo... Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp thay thế tạm thời, rau xanh vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng trẻ hóa do thói quen ăn uống

Bệnh nhân gout thường bị những cơn đau khớp.

Đồng thời, người bệnh cũng cần uống đủ nước bởi bệnh gout gây tổn thương trên thận nhiều nhất. Nước sẽ hòa loãng axit uric, thải qua đường thận dễ dàng hơn hơn mà. Bệnh nhân phải uống lượng nước lớn hơn người bình thường 500 ml, tức khoảng 2,5 lít.

 

Bệnh gout thường bắt đầu từ tình trạng viêm khớp và đau rất dữ dội. Sau cơn đau khớp dữ dội đầu tiên, khi trở lại bình thường, người bệnh lại nghĩ mình đã khỏi hoàn toàn và dừng điều trị. Gout là một bệnh lý mạn tính nên khi đã mắc phải, bệnh nhận phải điều trị suốt đời. Do đó, sau đợt điều trị đau đầu tiên, bệnh nhân thường thấy tình trạng viêm khớp đã khỏi, quay lại chế độ ăn cũ, tiếp tục lối sống cũ và bệnh sẽ tiến triển cho đến đợt đau khớp tiếp theo.

 

Những đợt viêm khớp cấp sẽ thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm. Trong khi đó, lượng axit uric vẫn tiếp tục tăng trong máu và tích lũy ở những khớp khác, ống thận và làm tổn thương thêm. Nếu như ngưng điều trị, lượng axit uric trữ lại ngày càng nhiều lên và dẫn tới suy thận. Do đó, người bệnh cần kiên trì điều trị, uống thuốc và theo dõi liên tục với các bác sĩ chuyên khoa khớp hoặc dinh dưỡng để có thể biết tiến triển bệnh.

 

Theo bác sĩ Yến Phi, đau khớp tái đi tái lại tuy rất nặng nhưng lại không phải là nguyên nhân tử vong của bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ bị suy kiệt và tử vong vì tình trạng suy thận do các khối tinh thể của bệnh gout không chỉ bám ở khớp mà còn bám ở các ống thận. Khi đã tắc tất cả ống thận, người bệnh sẽ bị suy thận và đây mới là nguy cơ tử vong lớn nhất ở người mắc gout.

 

"Nhiều trường hợp, bác sĩ chẩn đoán và điều trị xong bệnh gout, bệnh nhân bỏ luôn điều trị và sau đó chỉ tập trung vào xử lý các đợt viêm khớp thôi. Khi trở vào khám tại bệnh viện thì đã ở tình trạng suy thận. Lúc đó, bác sĩ không thể can thiệp thêm", bác sĩ Yến Phi nói thêm.

 

------------------------------------------------------------

GIẢI PHÁP MỚI CHO NGƯỜI CÓ TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC MÁU VÀ NGƯỜI  BỊ BỆNH GOUT

 

Viên gút GO Celery 16000mg- Hỗ trợ trị bệnh gút từ GỐC hiệu quả

Hàm lượng Cần Tây tối ưu 16000mg có trong viên gút GO Celery giúp giảm nồng độ acid uric trong máu - nguyên nhân chính gây nên đau và sưng do gút - do đó hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng, đau do gút. Viên gout GO Celery 16000 nhập khẩu chính hãng từ New Zealand 

Số công bố của Bộ Y Tế: 3317/2018/ ĐKSP

 

 

CÓ 4 LÝ DO VIÊN GÚT GO CELERY 16,000 ĐƯỢC LỰA CHỌN:

  1. Số 1 New Zealand, nhập khẩu chính hãng. GO Celery là sản phẩm của GO Healthy, hãng thực phẩm bảo vệ sức khỏe số 1 New Zealand
  2. Hàm lượng tối ưu nhất. hàm lượng Cần Tây 16,000mg vượt trội hơn so với bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường, giúp làm giảm cơn đau và sưng do gút nhanh chóng. 
  3. Chi phí hợp lý, chỉ với 12,500 Đ/ngày, ngang bằng sản phẩm nội
  4. Có bán tại các nhà thuốc uy tín trên cả nước

 

Chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Dược sỹ tư vấn: 0962488484- 0904153009

 

Tham khảo thêm:

Axit uric cao ăn gì và kiêng gì để không “chạm trán” bệnh gút ?

Tôi không nghĩ mình mắc bệnh gút

TAGS :

Bệnh gout, Bệnh gút, GO Celery 16000, Gout, mắc gout do ăn nhiều đạm, Viên gout GO Celery 16000 có tốt không,
Đăng ký tư vấn - nhận tin tức khuyến mại

Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng

NHÀ THUỐC VIETCARE84

Số lượng:

icon-cart0 Giỏ hàng có sản phẩm

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền giỏ hàng: